GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ THẠNH MỸ

0
4024

Công ty Cổ phần Phú Thạnh Mỹ (PTM – Phu Thanh My Join Stock Company) được thành lập từ tháng 01 năm 2007. Đến nay, qua gần hơn 10 năm hoạt động, Phú Thạnh Mỹ đã không ngừng hoàn thiện và phát triển vững mạnh, trở thành một doanh nghiệp chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư, sản xuất kinh doanh điện năng và các dịch vụ hỗ trợ, đây được xem là một trong những ngành kinh tế trọng điểm và cơ bản của quốc gia.

Công ty Cổ phần Phú Thạnh Mỹ được thành lập và điều hành bởi những thành viên có chuyên môn cao và có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện năng. Phương châm hoạt động và phát triển của Công ty là tập trung mọi nguồn lực đầu tư – kinh doanh có hiệu quả, nâng cao năng lực và khả năng chuyên môn, đẩy mạnh và phát triển kỹ thuật nhằm mục đích phát triển vững chắc, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, mang lại lợi nhuận tối đa, tạo việc làm cho người lao động và góp phần tạo nguồn thu cho Ngân sách cũng như phát triển lĩnh vực sản xuất điện năng của quốc gia.

Tổ chức bộ máy Công ty cổ phần Phú Thạnh Mỹ trong năm 2017 gồm: Hội Đồng Quản Trị, Ban Giám Đốc, Ban Kiểm soát nội bộ, đơn vị cấp phòng, phân xưởng là : Phòng Kinh tế – Kế hoạch, Phòng Tổng hợp, Phòng Tài chính- Kế toán và Phân xưởng sản xuất

I- Chức năng nhiệm vụ Phòng Kinh tế – Kế hoạch:

1. Chức năng :

Phòng Kinh tế – Kế hoạch có chức năng tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Công ty trong các lĩnh vực sau:
– Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và chiến lược đầu tư;
– Theo dõi, thống kê tổng hợp hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư;
– Công tác trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
– Công tác quản lý hồ sơ tài liệu các dự án đầu tư;
– Công tác quản lý lao động; công tác tiền lương và giải quyết các chế độ chính sách khác cho người lao động;
– Mua sắm thiết bị, vật tư phục vụ công tác sản xuất, kiểm kê tài sản.
2. Nhiệm vụ :
2.1. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh:
– Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm của Công ty; tổng hợp, cân đối và hiệu chỉnh kế hoạch theo thực tế thực hiện sản xuất kinh doanh cho từng giai đoạn trong năm;
– Phối hợp cùng các đơn vị trong công ty xây dựng kế hoạch và chiến lược đầu tư dài/ngắn hạn để đầu tư và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của Công ty.
2.2. Công tác thống kê, tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh:
– Phối hợp các đơn vị trực thuộc tiến hành lập báo cáo kết quả tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh định kỳ của Công ty;
– Chuẩn bị nội dung báo cáo tình hình hoạt động và sản xuất kinh doanh của Công ty định kỳ hằng quý, năm;
2.3. Công tác trong lĩnh vực xây dựng cơ bản:
– Thực hiện nhiệm vụ của Chủ đầu tư trong công tác chuẩn bị triển khai các dự án đầu tư xây dựng của Công ty.
– Thực hiện công tác kiểm tra, quản lý hồ sơ và giám sát công tác thi công, tiến độ các công trình thi công xây dựng do Công ty làm Chủ đầu tư.
– Tổ chức nghiệm thu, kiểm tra chất lượng thi công, hồ sơ chất lượng và thanh – quyết toán các hợp đồng xây lắp đã ký kết.
2.4. Công tác quản lý hồ sơ, tài liệu dự án đầu tư:
– Tiếp nhận, lưu trữ và quản lý các hồ sơ tài liệu thuộc các dự án đầu tư theo đúng quy trình quản lý hồ sơ tài liệu của Công ty ban hành, bao gồm:
+ Hồ sơ pháp lý dự án; Hồ sơ Khảo sát dự án đầu tư; Hồ sơ Thiết kế kỹ thuật;
+ Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ triển khai các bước trong thi công xây dựng công trình.
+ Hồ sơ quản lý chất lượng, hồ sơ hoàn công, hồ sơ thanh, quyết toán các công trình thuộc dự án đầu tư do Lãnh đạo công ty phê duyệt;
– Xây dựng hệ thống quản lý toàn bộ các loại hồ sơ, tài liệu dự án của Công ty
2.5. Công tác quản lý cán bộ, lao động; công tác tiền lương và giải quyết các chế độ chính sách khác cho người lao động:
– Thực hiện công tác thống kê thường xuyên và định kỳ về nhân sự, lao động tiền lương và báo cáo cấp trên theo quy định.
– Thực hiện công tác quản lý hồ sơ CBCNV theo quy định Công ty.
– Xây dựng quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng kế hoạch và thực hiện hàng năm đối với cán bộ và lao động của Công ty;
– Chủ trì và phối hợp đơn vị có liên quan thực hiện công tác chấm công, lập bảng kê và phân phối tiền lương cho cán bộ và lao động theo đúng quy định của Công ty;
– Xây dựng phương án thi đua khen thưởng trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt và đề xuất hình thức khen thưởng theo tháng, quý, năm hoặc đột xuất trong Công ty.
   2.6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Lãnh đạo Công ty.

II- Chức năng, nhiệm vụ Phòng Tổng hợp :

1.Chức năng:
Phòng Tổng hợp có chức năng tham mưu giúp Lãnh đạo Công ty trong các công tác:
– Văn thư lưu trữ;
– Mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ công tác sản xuất kinh doanh tại nhà máy;
– Quản lý xe phục vụ;
– Công tác tiếp khách, đối ngoại và tổ chức sự kiện;
– Theo dõi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2. Nhiệm vụ:
2.1. Công tác văn thư lưu trữ:
– Quản lý công tác văn thư, phát hành, lưu trữ công văn, tài liệu của Công ty, quản lý và sử dụng con dấu theo đúng thủ tục quản lý thông tin nội bộ, Quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và bí mật nội bộ của Công ty.
– Tiếp nhận các thông tin, thông báo từ các cơ quan cấp trên, các địa phương và các đơn vị, các nhân khác đến Công ty để kịp thời báo cáo Lãnh đạo xem xét và giải quyết.
– Tổng hợp, ghi biên bản, ra thông báo kết luận của Lãnh đạo Công ty trong các cuộc họp.
   2.2. Mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ công tác sản xuất kinh doanh tại nhà máy
– Chủ trì công tác mua sắm, vận chuyển nghiệm thu, vật tư, thiết bị phục vụ công tác sản xuất kinh doanh tại nhà máy theo quy định của công ty.
   2.3. Công tác quản lý xe phục vụ:
– Quản lý và điều hành xe ô tô hợp lý theo đúng thủ tục quản lý xe ô tô của Công ty.
   2.4. Công tác tiếp khách, đối ngoại và tổ chức sự kiện:
– Thực hiện các thủ tục phục vụ cho các chuyến đi công tác của Lãnh đạo Công ty cũng như tiếp đón các đoàn khách đến làm việc với Lãnh đạo Công ty.
– Chủ trì công tác lễ tân, bố trí, sắp xếp và phục vụ (nước, trang trí, âm thanh…) cho các cuộc họp, đại hội, hội nghị, hội thao, liên hoan, lễ hội, các lớp học, huấn luyện do Công ty tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.
   2.5. Công tác chế độ bảo hiểm cho CBCNV
– Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế … theo quy định của pháp luật.

III – Chức năng, nhiệm vụ Phòng Tài chính- Kế toán

1. Chức năng:
Tham mưu giúp Lãnh đạo Công ty trong việc chỉ đạo và quản lý thống nhất các mặt hoạt động về tài chính, kế toán của CT theo đúng luật kế toán và các chính sách do nhà nước ban hành; phương án huy động vốn cho dự án, công việc quản lý cổ đông và thị trường chứng khoán.
2. Nhiệm vụ của Phòng Tài chính-Kế toán:
2.1. Công tác tài chính
-Quản lý về mặt tài chính các tài sản, vật tư, nguồn vốn, các hoạt động kinh doanh của CT;
-Xây dựng kế hoạch thu chi quý, năm của CT, kế hoạch bố trí nguồn vốn thanh toán cho các đơn vị thi công đảm bảo tiến độ các dự án của CT;
-Tham mưu về tài chính trong các hợp đồng kinh tế của CT;
– Giúp Lãnh đạo Công ty giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh về: Các dự toán chi phí, chi tiêu hành chính, các định mức kỹ thuật, vật tư và các dự án đầu tư xây dựng theo quy định;
-Chủ trì việc thẩm tra giá các loại VTTB, tài sản trong quá trình mua sắm phục vụ sản xuất, đầu tư hoặc nhượng bán, thanh lý tài sản vật tư;
-Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty tổ chức quản lý tài sản cố định; lập hồ sơ theo dõi chi tiết tài sản và có phương án khai thác hiệu quả theo qui định của nhà nước. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thanh lý vật tư, tài sản theo qui định;
-Chủ trì trong việc xử lý các mối quan hệ đối với cổ đông; quản lý, theo dõi danh sách cổ đông, cổ phần, cổ tức và chi trả cổ tức theo đúng qui đinh. Theo dõi tình hình góp vốn, phát hành sổ chứng nhận cổ phiếu cho các cổ đông. Thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần theo qui định của Công ty, cung cấp các số liệu có liên quan của cổ đông lên website của Công ty;
-Chủ trì xử lý các công việc liên quan đến công tác kiểm toán, kiểm tra, thanh tra về tài chính đối với Công ty;
-Tổ chức thực hiện công tác quản trị tài chính; lập các báo cáo tài chính, phân tích kinh tế và hoạt động kinh tế hàng năm, lập báo cáo tương ứng; đề xuất những biện pháp mới nhằm đưa công tác quản lý kinh tế, quản lý tài chính công ty ngày càng đạt hiệu quả cao.
2.2. Công tác kế toán, thống kê
-Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo qui định của pháp luật về kế toán, công tác chi tiêu tài chính theo đúng qui định của pháp luật và qui định của Công ty;
-Tổ chức thực hiện công tác kế toán trong Công ty: lập, kiểm tra, quản lý, lưu giữ hóa đơn, chứng từ kế toán; tổ chức phương pháp hạch toán kế toán, mở các sổ sách kế toán theo qui định của nhà nước;
-Chủ trì việc lập thủ tục (phiếu giá thanh toán, ủy nhiệm chi, phiếu chi theo mẫu) để thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, quyết toán hạng mục đầu tư;
-Chủ trì và phối hợp với các đơn vị lập và trình duyệt quyết toán vốn đầu tư của công trình hoàn thành theo qui định của nhà nước;
-Thực hiện thanh toán tiền lương, thưởng, công tác phí… cho CBCNV theo qui định của Công ty;
-Thực hiện các báo cáo thuế và nộp thuế kịp thời theo đúng yêu cầu của cơ quan thuế;
-Chủ trì công tác kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn định kỳ, đột xuất và chịu trách nhiệm báo cáo kiểm kê lên Lãnh đạo CT và cơ quan cấp trên;
-Tổ chức thực hiện công tác thống kê, cung cấp kịp thời số liệu tài chính kế toán về vật tư, hàng hoá, doanh thu phục vụ cho báo cáo quyết toán, các chứng từ liên quan cần thiết về công tác tài chính, kế toán, thống kê;
-Thường trực Hội đồng kiểm kê, Hội đồng thanh lý vật tư, tài sản của CT.

IV- Chức năng, nhiệm vụ Phân xưởng sản xuất NMTĐ Sông Bung 4A

1. Chức năng:
Tham mưu giúp Lãnh đạo Công ty chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các công tác sau đây
–         Công tác kế hoạch – vật tư của nhà máy thủy điện sông Bung 4A
–         Công tác quản lý kỹ thuật toàn bộ các thiết bị, hệ thống công nghệ , các hạng mục công trình xây dựng của Nhà máy.
–         Công tác quản lý vận hành Nhà máy và an toàn
–         Công tác bảo vệ, sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp các thiết bị và hệ thống công nghệ, các hạng mục công trình xây dựng của Nhà máy.
–         Các công tác đối nội, đối ngoại liên quan đến việc quản lý, vận hành kinh doanh phát điện an toàn, hiệu quả đạt yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật và các công tác khác do Công ty giao.
2. Nhiệm vụ
–         Quản lý tài sản là các hạng mục đồng bộ thuộc nhà máy thủy điện Sông Bung 4A
–         Quản lý vận hành hồ chứa theo đúng quy trình
–         Quản lý và vận hành nhà máy thủy điện đảm bảo an toàn, tin cậy
–         Quản lý an ninh-bảo vệ toàn bộ nhà máy và hạng mục đồng bộ nhà máy
2.1. Công tác kế hoạch – vật tư
–         Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật, bảo đảm sự vận hành tối ưu Nhà máy.
–         Đề xuất kế hoạch sản xuất điện năng hàng năm và từng quý, tháng, tuần trên cơ sở dự báo về khí tượng thủy văn, khả năng đáp ứng của các tổ máy và các hệ thống công nghệ.
–         Đề xuất kế hoạch mua sắm trang thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu dự phòng, dụng cụ phục vụ công tác sản xuất.
–         Tham gia lựa chọn nhà thầu, soạn thảo và ký kết các hợp đồng kinh tế với các nhà thầu cung cấp thiết bị, vật tư và các dịch vụ kỹ thuật theo quyết định của Lãnh đạo Công ty.
–         Lưu giữ và cập nhật có hệ thống sản lượng điện năng của nhà máy. Lập các báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh theo quy định.
–         Đề xuất Lãnh đạo Công ty Chào giá bán điện, quyết định thời điểm chào giá và giá bán phù hợp đến mức có lợi cao nhất cho Công ty.
–         Tham giađề xuất ý kiến, tham mưu Lãnh đạo công ty phân bổ nguồn chi phí hợp lý theo từng giai đoạn.
   2.2. Công tác quản lý kỹ thuật
2.2.1-Công tác quản lý, biên dịch, biên soạn tài liệu kỹ thuật, quy trình , quy phạm
–         Thu thập, tiếp nhận, quản lý và kiểm soát đầy đủ toàn bộ quy trình, quy phạm ngành điện, tiêu chuẩn liên quan, hồ sơ, biên bản, tài liệu kỹ thuật (giai đoạn đầu) của nhà máy, thực hiện thống kê, cấp phát, biên dịch, lưu trữ,…
–         Biên dịch, biên soạn tài liệu kỹ thuật, quy trình vận hành, quy trình bảo dưỡng, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị, hệ thống công nghệ, các phần liên quan và thường xuyên bổ sung, hiệu chỉnh cho phù hợp với thực tế.
2.2.2-Công tác huấn luyện đào tạo bồi dưỡng nghề cho CBCNV:
–         Thực hiện công tácđào tạotự đào tạo trong nội bộ về chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ đảm bảo được yêu cầu, nhiệm vụ của phân xưởng.
–         Tổ chức động viên, khuyến khích các thành viên trong đơn vị phát huy khả năng tiềm tàng của họ thông qua việc tự đào tạo và công tác thực tiễn.
–         Soạn thảo đề cương, đề thi, đáp án và tham gia hội đồng thi, chấm thi của các đợt thi nâng bậc và thi các chức danh vận hành của CBCNV trong phân xưởng.
2.2.3- Công tác sáng kiến kỹ thuật nghiên cứu khoa học:
–         Tổng hợp và theo dõi thực hiện công tác sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học theo quí, năm.
–         Tham gia hội đồng sáng kiến do Lãnh đạo công ty quyết định.
–         Thực hiện các thủ tục cần thiết để báo cáo cấp trên  và đề xuất ý kiến công nhận sáng kiến theo từng cấp độ.
2.2.4- Công tác bảo vệ, quản lý tài sản nhà máy
–         Được Công ty giao quản lý tài sản nhà máy thủy điện Sông Bung 4A
–         Quản lý, tổ chức, bảo vệ, khai thác hiệu quả tài sản, nhà máy và các trang thiết bị khác do Công ty giao.
–         Tham gia công tác kiểm kê tài sản, thiết bị, vật tư của Nhà máy.
–         Kiểm soát an ninh, trật tự.
2.2.5- Công tác KTAT, BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ, PCCN, PCBL:
–         Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát việc thực hiện công tác KTAT, BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ, PCCN và PCBL theo đúng quy định của Công ty và Nhà nước. Đảm bảo thực hiện tốt công tác này trong toàn Nhà máy.
–         Phối hợp với các đơn vị chuyên ngành kiểm định các thiết bị máy móc có yêu cầu an toàn, nghiêm ngặt: Cầu trục, tời, bình áp lực, hệ thống cứu hoả,…
–         Tổ chức các lớp học, tập huấn, diễn tập về ATLĐ – VSLĐ, PCCN và PCBL cho toàn Nhà máy.
2.3. Công tác quản lý vận hành
2.3.1-Công tác khai thác vận hành
–         Bố trí đầy đủ và hợp lý nhân lực thực hiện các phương thức vận hành của Điều độ Quốc gia theo đúng quy trình vận hành hệ thống điện và quy trình vận hành thiết bị của Nhà máy.
–         Lập các phương án, biện pháp kỹ thuật, biện pháp an toàn và tổ chức thực hiện các nội dung công việc thuộc phạm vi nhiệm vụ và tham gia vào các phần có liên quan.
–         Thực hiện nghiêm chỉnh các quy phạm, quy trình, quy định hiện hành.
–         Chuyển đổi thiết bị, khởi động các thiết bị dự phòng theo lịch chuyển đổi thiết bị được duyệt.
–         Nắm vững tình hình thiết bị, ghi và tính thông số đúng giờ, chính xác. Hàng ngày tổng hợp và tính toán các thông số kỹ thuật vận hành và báo cáo cho Lãnh đạo Công ty theo quy định
–         Tham gia tính toán số liệu thuỷ văn để tham gia điều tiết hồ chứa và xả lũ theo đúng quy trình.
–         Chịu trách nhiệm trong việc khai thác hiệu quả – kinh tế các đặc tính kỹ thuật – kinh tế của thiết bị, hệ thống công nghệ, hệ thống tự dùng,…
–         Quản lý thiết bị đang vận hành, các hạng mục Công trình xây dựng trong toàn Nhà máy.
–         Quản lý và tổ chức thực hiện các sổ sách phục vụ quản lý vận hành, phiếu công tác, phiếu thao tác.
–         Kiểm soát chất lượng tất cả các hệ thống thiết bị nhà máy, đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy và các tổ máy luôn sẵn sàng
2.3.2- Công tác bảo trì định kỳ, bảo dưỡng, thí nghiệm hiệu chỉnh
–         Cô lập thiết bị đưa ra sửa chữa và đưa vào vận hành sau sửa chữa theo đúng quy trình.
–         Giám sát quá trình sửa chữa và nghiệm thu sau sửa chữa.
–         Tham gia công tác tập hợp tài liệu, hồ sơ kỹ thuật, biên bản phục vụ công tác nghiệm thu và tham gia tiếp nhận thiết bị, hệ thống công nghệ, chủ trì thao tác chạy thử nghiệm thu.
2.3.3- Công tác xử lý sự cố
–         Kịp thời phát hiện sự cố, kể cả sự cố tiềm ẩn thông qua các thông số, dữ liệu, hiện tượng bất thường trong quá trình vận hành không để sự cố phát triển
–         Cô lập thiết bị, hệ thống công nghệ sự cố hoặc có khả năng bị sự cố theo đúng quy trình vận hành.
–         Thông báo thông tin kịp thời, chính xác, trung thực đến các cá nhân, đơn vị liên quan kèm theo mô tả và nhận định, chẩn đoán hiện tượng, nguyên nhân sự cố.
–         Báo cáo ngay cho Lãnh đạo Công ty để có ý kiến chỉ đạo
2.4. Công tác bảo trì
2.4.1- Công tác bảo trì định kỳ, bảo dưỡng, thí nghiệm hiệu chỉnh
–         Lập kế hoạch, khối lượng, hạng mục công việc cần thực hiện, chương trình chi tiết phục vụ công tác trung tu, đại tu các thiết bị, hệ thống công nghệ của Nhà máy.
–         Lập danh mục trang thiết bị, dụng cụ và vật tư – thiết bị phục vụ cho công việc bảo trì định kỳ, bảo dưỡng và thí nghiệm hiệu chỉnh.
–         Lập kế hoạch trang bị vật tư, thiết bị dự phòng để đảm bảo các tổ máy được vận hành liên tục, hiệu quả.
–         Phối hợp tổ chức công tác mời thầu, lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ bảo trì các thiết bị, hệ thống công nghệ (đối với những hạng mục cần thuê ngoài).
–         Tổ chức lực lượng giám sát các nhà thầu thực hiện công tác bảo trì định kỳ, bảo dưỡng và thí nghiệm hiệu chỉnh (đối với các hạng mục thuê ngoài).
–         Bố trí lực lượng theo dõi, xử lý trong suốt quá trình chạy thử, nghiệm thu đưa vào vận hành.
–         Thực hiện các giải pháp kỹ thuật trong vận hành, sửa chữa các thiết bị, hệ thống công nghệ.
2.4.2- Công tác tổ chức trực sửa chữa thường xuyên sự cố
–         Theo dõi và lập danh mục thiết bị, hệ thống, phần tử có biểu hiện không tin cậy hoặc dễ hỏng hóc,.. để theo dõi vận hành và đề nghị dự phòng hoặc thay thế
–         Kiểm soát và luôn cập nhật lại danh mục thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu dự phòng có sẵn trong kho của Nhà máy.
–         Phân tích dữ liệu, thông số, hiện tượng trước và khi xảy ra sự cố để phán đoán nguyên nhân, mức độ, tình trạng hư hỏng nhằm điều động, bố trí đầy đủ nguồn lực để kịp thời xử lý sự cố.
–         Tổ chức trực sửa chữa thường xuyên và tự xử lý các khiếm khuyết thiết bị, hệ thống công nghệ theo phân công
–         Chủ trì đưa thiết bị hỏng ra vị trí sửa chữa. Chịu trách nhiệm quản lý và sửa chữa (hoặc giám sát đơn vị sửa chữa nếu thuê ngoài) thiết bị trên trong suốt quá trình sửa chữa cho đến khi kết luận được tình trạng, chất lượng thiết bị.
–         Đối với các thiết bị hỏng có dự phòng, thực hiện các thủ tục cần thiết để chuẩn bị thiết bị dự phòng sẵn sàng để thay thế. Chịu trách nhiệm quản lý cho đến khi thay thế, chạy thử đạt yêu cầu kỹ thuật và lưu giữ hoặc bàn giao thiết bị hỏng để sửa chữa.
2.4.3- Công tác cải tạo nâng cấp thiết bị, hệ thống công nghệ
–         Lập, đề xuất các phương án cải tạo các thiết bị, hệ thống công nghệ theo tiêu chí nâng cao chất lượng kỹ thuật và dễ dàng trong công tác vận hành.
–         Sau khi phương án đã được phê duyệt: Tham gia lập chương trình chi tiết, tổ chức thực hiện công việc, chạy thử, nghiệm thu đưa công trình mới vào vận hành.
2.5- Các công tác đối nội, đối ngoại
–         Đối nội: Trực tiếp quan hệ, phối hợp với các đơn vị trong Công ty để thực hiện các nhiệm vụ của Phân xưởng.
–         Đối ngoại: Trực tiếp quan hệ, phối hợp với các đơn vị bên ngoài (theo chương trình được Lãnh đạo công ty duyệt) để thực hiện các nhiệm vụ của Phân xưởng.
2.6- Tổ chức thực hiện các công tác khác do Công ty giao
3. Về thống kê, lưu trữ
–         Thực hiện công tác thống kê và lưu trữ toàn bộ hồ sơ, tài liệu thuộc chức năng nhiệm vụ theo quy định của Công ty
4. Tổ chức biên chế của Phân xưởng
4.1- Bộ máy quản lý: 01 quản đốc và 01÷02 phó quản đốc.
4.2- Cơ cấu tổ chức của Phân xưởng được phân thành các ca/tổ/nhóm phù hợp với yêu cầu thực tế và chuẩn hóa như sau: (biên chế khoảng 20 -26 người theo từng giai đoạn)
–         Quản lý chung: 01 quản đốc và 01÷02 phó quản đốc, chủ trì và trực tiếp triển khai thực hiện công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ (trong đó có 1 quản đốc phụ trách chung, 1 phó quản đốc phụ trách vận hành, 1 phó quản đốc phụ trách tổng hợp, sửa chữa và quản lý kỹ thuật,…); Phân xưởng sản xuất có 4 tổ chuyên môn:
–         Tổ vận hành 1: 3 kíp x 2 người/kíp = 6 người. Thực hiện nhiệm vụ quản lý vận hành nhà máy, trong mùa mưa sẽ tăng cường 1÷2 người/kíp từ tổ tổng hợp và nhân sự khác của Công ty.
–         Tổ vận hành 2: 3 kíp x 2 người/kíp = 6 người. Thực hiện nhiệm vụ quản lý vận hành nhà máy, trong mùa mưa sẽ tăng cường 1÷2 người/kíp từ tổ tổng hợp và nhân sự khác của Công ty.
–         Tổ tổng hợp: 2 kíp x 2-3 người/kíp =4- 6 người. Đi ca hành chính, thực hiện nhiệm vụ trực sửa chữa thường xuyên và xử lý sự cố (theo ca vận hành), công tác hành chính, bảo vệ, quản lý kho vật tư và các nhiệm vụ khác khi có yêu cầu.
–         Tổ kỹ thuật, an toàn: 1-2 người. Thực hiện công tác theo dõi và quản lý kỹ thuật các hoạt động vận hành của các hệ thống trong nhà máy, giám sát việc thực hiện nội qui, qui định về ATLĐ, BHLĐ, VSLĐ, PCCN và PCBL, theo dõi tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện các qui trình, biện pháp an toàn, VSLĐ, phòng chống bão lụt, phòng chống cháy nổ.
–         Đối với những sự cố cần chuyên môn đặc biệt, hoặc cần nhân sự thì căn cứ hợp đồng giữa Phú Thạnh Mỹ và AVC, AVC sẽ chủ trì thực hiện
–         Lịch đi ca kíp vận hành và sửa chữa được Lãnh đạo Công ty quy định cụ thể theo từng giai đoạn
–         Nhân lực hợp đồng thực hiện các công việc hậu cần và công việc liên quan khác 1÷3 người Công ty bố trí và giao phân xưởng sản xuất trực tiếp quản lý.
–         Trong giai đoạn 6 tháng đầu vận hành tổ máy, các ca sẽ được tăng cường nhân sự vận hành và sửa chữa theo hợp đồng với AVC

Chia sẻ