Giải pháp điện mặt trời cho cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

0
379

Theo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12, Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010 và đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chính sách, biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, quy định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức… trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Việc một số doanh nghiệp bị liệt kê trong danh sách “Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm” gây cho các doanh nghiệp không ít phiền toái vì ngoài việc đối diện với thanh tra, kiểm tra, kiểm toán năng lượng có thể bị xử phạt thì nó còn ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.

Vậy giải pháp cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là gì?

Các doanh nghiệp (DN) thường xuyên được tuyên truyền và nhắc nhở về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nhưng rất rất mơ hồ: Nào là cải tiến công nghệ, sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng, kiểm toán năng lượng, nâng cao chuyên môn của người quản lý năng lượng… nhưng thực tế rất khó thực hiện vì nó quá chung chung và tốn kém.

Hiểu được vấn đề đó cho nên trong bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu một giải pháp rất hiệu quả, ít tốn kém, nhanh chóng và mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm, đó là lắp đặt điện mặt trời để tự dùng ngay trên mái nhà doanh nghiệp.

Lợi ích từ việc lắp đặt điện mặt trời cho cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là rất lớn như: Tiết kiệm điện lưới quốc gia, sử dụng điện hiệu quả hơn, giảm áp lực đầu tư thêm trạm biến áp, tiết kiệm tiền do cắt đỉnh trong giờ cao điểm buổi trưa, đạt tiêu chí sử dụng năng lượng xanh, nâng uy tín và thương hiệu cho hàng hóa doanh nghiệp.

Thứ nhất: Hiệu quả giảm phụ thuộc vào lưới điện quốc gia: Việc lắp đặt điện mặt trời tương tự như DN được trang bị thêm một nhà máy điện sạch ngay trên chính mái nhà doanh nghiệp, nó không tốn chi phí phí vận hành và không tốn nhiên liệu. Có thêm nguồn điện sạch mạnh mẽ này đồng nghĩa với việc DN sẽ sử dụng điện từ lưới điện quốc gia ít hơn.

Thứ hai: Làm mát nhà máy – tiết kiệm điện chạy điều hòa: Hệ thống các tấm panel mặt trời PV sẽ giúp làm mát không gian bên dưới mái nhà máy, vì vậy giảm lượng điện năng để chạy hệ thống điều hòa không khí, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.

Thứ ba: Cắt đỉnh phụ tải với giá cao ở các khung giờ cao điểm. Hệ thống điện mặt trời hoạt động rất hiệu quả vào buổi trưa (từ 9g30 đến 14g chiều), đây cũng là thời điểm cao điểm của lưới điện quốc gia ban ngày (9g30 đến 11g30), ngoài ra nếu kết hợp điện mặt trời với lưu trữ năng lượng bằng công nghệ pin LITHIUM ION. Việc quản lý sạc xả pin tích trữ năng lượng theo giờ là một giải pháp vô cùng hiệu quả, nó sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm lên tới 75% chi phí năng lượng bằng cách sạc điện mặt trời dư thừa lúc buổi trưa và xả khi để sử dụng ở những thời điểm cần, ví dụ như giờ cao điểm buổi tối (17h đến 20h). Hoặc sạc bằng điện lưới lúc giá điện thấp điểm và sử dụng khi giá điện cao điểm.

Thứ tư: Tránh được việc bị đánh thuế các bon: Nhiều nước trên thế giới đã ban hành thuế các bon, nên việc có chứng chỉ xanh như một tờ giấy thông hành giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong việc giao thương hàng hóa, tránh được thuế các bon khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước có quy định thuế các bon như Liên minh châu Âu, Anh, Mỹ, Nhật, Singapore…

Phát triển xanh bền vững giúp nâng cao uy tín, hiệu quả và nâng tầm thương hiệu doanh nghiệp. Chứng chỉ xanh – Giấy thông hành bền vững.

Bên cạnh việc bảo vệ môi trường, tiết giảm việc sử dụng tài nguyên năng lượng, các doanh nghiệp theo đuổi chứng chỉ xanh còn được chứng minh trong thực tế có lợi về mặt kinh tế. Nghiên cứu của chương trình môi trường Liên hiệp Quốc (UNEP) cho thấy doanh nghiệp ở mọi quy mô thực hiện đổi mới sinh thái (Eco innovation) đều tăng trưởng 15% mỗi năm, trong khi thị trường đứng yên.

Việc tiếp tục phát triển điện than gây ra các hệ lụy xã hội và kinh tế, tạo ra xung đột với ngành nuôi trồng thủy sản và du lịch, gây bất lợi về năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt như EU, Mỹ, Nhật Bản và ngay cả Trung Quốc, khi các nước trên đều đồng thuận đánh thuế các bon lên hàng hóa của các nước sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch.

Phòng DV-KT. Nguồn: Sưu tầm

Chia sẻ