GIẢI PHÁP MỚI CHO ĐIỆN MẶT TRỜI “ZERO EXPORT”

0
558

Hiện nay, nhiều nhà đầu tư lắp điện mặt trời (Nhưng không bán được theo chỉ thị tạm ngưng mua điện mặt trời của ngành Điện lực) có tình trạng khi sử dụng điện mặt trời bao nhiêu kW, thì điện lưới tăng bấy nhiêu kW trên công tơ điện. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhà đầu tư không thông báo với Điện lực nhưng tự lắp điện năng lượng mặt trời, đấu nối hoà vào lưới Điện lực bằng công tơ một chiều. Điều này dẫn đến, khi công suất điện mặt trời sinh ra lớn hơn công suất tiêu thụ của phụ tải thì sẽ có điện phát ngược lên lưới Điện lực, có khả năng gây quá tải lưới điện trong khu vực và mất an toàn vận hành lưới điện, đồng thời làm cho công tơ điện ghi nhận sản lượng điện phát ngược theo chiều xuôi, do công tơ đo đếm điện hiện hữu là loại công tơ một chiều xuôi. Vì vậy nhà đầu tư khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời phục vụ cho mục đích tự dùng thì sản lượng điện thừa phải có biện pháp kỹ thuật ngăn chặn để không phát điện ngược lên lưới do Điện lực quản lý. Đồng thời phải thông báo cho ngành điện địa phương về hệ thống điện mặt trời mái nhà để ngành điện nắm bắt phục vụ cho công tác quản lý, vận hành.

Để giúp các nhà đầu tư lắp đặt điện mặt trời mái nhà phục vụ tự dùng trong khi chờ cơ chế, hướng dẫn mới của Bộ Công Thương, nhiều nhà sản xuất biến tần hàng đầu thế giới đã đưa ra một giải pháp gọi là “Zero Export”. Giải pháp này cho phép điều khiển cống suất phát điện của Inverter đáp ứng vừa đủ nhu cầu tự dùng của phụ tải và hoàn toàn ngăn chặn việc phát công suất lên lưới điện để đảm bảo lượng điện năng phát lên lưới tại điểm đấu nối (POI) gần như bằng “0”. Để thực hiện được tính năng này, cần trang bị thêm đồng hồ đo đếm tại điểm đấu nối POI để có thể giám sát được lượng tiêu thụ của phụ tải và lượng công suất phát hiện hữu của hệ thống, từ đó điều khiển cống suất đầu ra của hệ thống điện năng lượng mặt trời cho phù hợp.

  Nguyên lý làm việc của chức năng “Zero Export”

Chia sẻ